Mua bán nhà đất ách tắc vì thuế
Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014
Sau ba tháng áp dụng Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sửa đổi đã phát sinh hàng loạt vướng mắc liên quan đến cách xác định thuế suất khi chuyển nhượng bất động sản.
Cục Thuế TP.HCM vừa có công văn gửi Tổng cục Thuế nêu những vướng mắc trong việc xác định thuế suất khi chuyển nhượng bất động sản, đồng thời xin hướng dẫn cách giải quyết. Theo Cục Thuế TP.HCM, hồ sơ thuộc những trường hợp nêu trên tại Cục Thuế TP.HCM phát sinh từ ngày 1-7-2013 rất nhiều nhưng do chưa có hướng dẫn rõ ràng nên cơ quan thuế không giải quyết được. Giữa tháng 9, Tổng cục Thuế đã có cuộc họp với Cục Thuế TP.HCM và đại diện các chi cục thuế. Tuy nhiên lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng chưa thể đưa ra được cách giải quyết thỏa đáng với
dịch vụ chứng minh tài chính.
2% hay 25%?
Bà Đ.T.Đ.C. mua căn nhà trên đường Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1 của Công ty TNHH VTP theo hợp đồng ngày 5-10-2011. Giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng là 59 tỉ đồng. Ngày 21-12-2011, bà C. ký hợp đồng chuyển nhượng lại căn nhà trên cho một ngân hàng cổ phần theo giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng là 318 tỉ đồng. Khi kê khai nộp thuế TNCN, bà C. có kê khai chi phí sửa chữa nhưng không có hóa đơn chứng từ hợp pháp và đề nghị áp dụng tính thuế TNCN theo thuế suất 2% giá chuyển nhượng. Nếu tính theo thuế suất 2%, số tiền thuế TNCN bà C. phải nộp là 6,36 tỉ đồng.
Tuy nhiên, cơ quan thuế lại cho rằng trường hợp bà C. có xác định được giá mua và giá chuyển nhượng trên hợp đồng nên không chấp nhận bà C. kê khai chi phí sửa chữa để tính thuế theo mức thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. Thay vào đó, cơ quan thuế ấn định cách tính thuế bằng 25% trên chênh lệch giá bán – mua, dẫn đến số thuế phải nộp ở mức rất “khủng” là 64,75 tỉ đồng, gấp hơn 10 lần so với cách tính 2% trên giá chuyển nhượng. Vừa qua Cục Thuế TP.HCM đã làm văn bản hỏi Tổng cục Thuế về trường hợp này, trong đó Cục Thuế cũng cho rằng đây là trường hợp “lách luật” nên đề nghị mức thu 25% trên chênh lệch giá bán – mua. Tuy nhiên đến nay Tổng cục Thuế chưa có văn bản trả lời.
Đây chỉ là một trong số hàng trăm trường hợp vướng mắc trong việc xác định thuế suất TNCN khi chuyển nhượng bất động sản sau ngày 1-7. Vướng mắc này xảy ra đã ba tháng nhưng chưa có hướng dẫn thống nhất nên quan điểm giải quyết mỗi nơi mỗi khác. Tại Chi cục Thuế Q.3 cũng gặp phải trường hợp tương tự: mua căn hộ tháng 6-2013 giá 2 tỉ đồng, tháng 7-2013 bán lại căn nhà trên với giá 20 tỉ đồng, cao hơn gấp 10 lần giá mua trước đó. Khi kê khai thuế, người bán có khai thêm chi phí sửa chữa nhưng không có chứng từ. Chi cục Thuế Q.3 cũng làm văn bản hỏi Cục Thuế TP.HCM, nhưng vẫn đề nghị cho áp dụng mức 2% trên tổng giá bán
chứng minh tài chính.
Đẩy khó cho dân
Theo nghị định 65 quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN sửa đổi, thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 25% trên thu nhập tính thuế. Trường hợp người nộp thuế không xác định hoặc không có hồ sơ để xác định giá vốn và chứng từ hợp pháp xác định các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì mới áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. Theo nhiều cán bộ thuế, với hướng dẫn này, Bộ Tài chính nghiêng về mức thu 25% với mục đích thu được nhiều thuế hơn.
Ông Trương Ngọc Hiệp, chi cục phó Chi cục Thuế Q.Bình Thạnh, dẫn ra thực tế nhiều trường hợp bắt đầu lách bằng cách ghi giá chuyển nhượng bằng giá vốn hoặc chỉ nhỉnh hơn một chút so với giá vốn. Những hồ sơ này Chi cục Thuế Q.Bình Thạnh nhận nhưng không dám giải quyết mà phải xin ý kiến Cục Thuế TP.HCM. “Khi nghiêng về phương pháp thu 25% trên chênh lệch giá bán – mua thì đối tượng được hưởng lợi nhất là những người chuyên mua đi bán lại nhà đất vì họ nắm rất rõ chính sách và biết cách vận dụng theo hướng có lợi cho mình. Ngân sách nhà nước thiệt hại vì thất thu thuế” – ông Hiệp nói. Do đó, ông Hiệp đề nghị nên cho phép thu 2% trên tổng giá bán để khuyến khích người dân kê khai đúng giá bán và khi đó mức thuế thu được sẽ lớn hơn rất nhiều.
Một số chi cục thuế khác gặp tình trạng người dân mua nhà đất cách đây 20-30 năm chỉ có giấy mua bán viết tay và giá trị bất động sản được tính theo vàng. Nay người bán có hợp đồng mua bán qua công chứng xác định giá trị mua bán bằng tiền đồng và yêu cầu nộp thuế 2% vì không có đủ hóa đơn chứng từ nhưng cơ quan thuế không dám giải quyết. Hiện một số chi cục thuế chỉ áp dụng mức 2% trên giá chuyển nhượng nếu nguồn gốc nhà đất từ cho, tặng, thừa kế… nên không xác định được giá vốn. Trường hợp giá chuyển nhượng chênh lệch lớn hơn giá vốn rất nhiều nếu người dân đồng ý nộp thuế theo mức 25% chênh lệch giá bán – mua thì cơ quan thuế mới giải quyết. Từ đó dẫn đến có rất nhiều hồ sơ mua bán nhà đất bị đình trệ vì không nộp được thuế TNCN.